Biển hồ Tơ Nưng đôi mắt Pleiku Gia Lai

5/5 - (45309 bình chọn)

Biển hồ Tơ Nưng đôi mắt Pleiku Gia Lai

Biển hồ Tơ Nưng hay được ví là đôi mắt Pleiku của tỉnh Gia Lai, nơi có mặt hồ phẳng lặng như gương và xanh như ngọc, nước mát quanh năm không bao giờ cạn

 

Bien Ho Tơ Nưng

 

Truyền thuyết biển hồ Tơ Nưng

Theo câu chuyện cổ xưa của người dân tộc bản địa tại Tây Nguyên, thì trên vùng đất đỏ bazan này có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống hòa thuận với nhau trên những sườn đồi, ngọn núi và thung lũng xen lẫn nhau. Đời sống của họ dựa vào săn bắt, hái lượm và đặc biệt là trồng trọt. Tuy nhiên có một năm mùa mà nương rẫy đều thất thu vì khô hạn kéo dài

 

Hàng thông Biển Hồ

 

Sự tích con Mang

Trong đợt khô hạn đó, có một bà lão trong làng nhìn thấy cảnh thiếu nước, cây cối trong làng héo dần héo mòn, vật nuôi vì thiều nước cũng chết hết, bà mới lang thang lên những bìa rừng tìm cái ăn cho đỡ đói, thì lại thấy con vật có hình thù giống con nai con. Bà tìm cách bắt mang về nhà để nuôi. Đêm đang ngủ thì thấy Giàng báo mộng nó là con vật thiêng và sẽ mang lại may mắn cho buôn làng

 

Cây cô đơn hồ Tơ Nưng

 

Mùa màng bội thu

Bà lão mang giấc mơ của mình kể cho mọi người trong làng nghe, câu chuyện chưa dứt thì những cơn mưa lại trút xuống như mong đợi của bao người trong làng, dân làng có nước, trồng cái lúa cái bắp và nuôi thêm heo gà … Sau khi thu hoạch, buôn làng đi tìm con vật nuôi để tế Giàng trong dịp cúng cơm mới nhằm tạ ơn. Các con vật nuôi trong làng chưa kịp lớn nên họ bắt con vật thiêng của bà lão, mặc dù bà can ngăn nhưng chẳng ai nghe

 

Cay co dơn biển hồ

 

Trận đại hồng thủy

Sau khi lễ cúng cơm mới diễn ra, mọi người đang say ngủ thì bỗng nghe những tiếng ầm ầm vang lên ngày một to, bà lão đoán biết là cơn giận giữ của Giàng đã đến và một trận đại hồng thủy nhấn chìm cả buôn làng dưới biển nước. Các buôn làng khác thấy vậy mới gọi hồ nước ấy là Tơ Nưng và có phong tục kiêng không ăn thịt Mang vào dịp lễ cúng cơm mới. Người Kinh sống gần với họ thấy cũng kiêng không ăn thịt Mang vào dịp Tết sợ điềm xấu sẽ đến

 

Vị trí

Biển hồ Tơ Nưng cách trung tâm Thành Phố Pleiku khoảng 8km, cách sân bay PleikuGia Lai 10 phút đi xe, nằm trên cung đường đi đến núi lửa Chư Đăng Ya, nhà thờ H,Bâu, hàng thông trăm tuổi và đồi chè Biển Hồ. Xe du lịch từ 4 chỗ16 chỗ45 chỗ đều đi thoải mái. Trên cung đường này bạn có thể ghé thăm điểm chech in các loài hoa “vườn nhà thóc” rất đẹp

 

Rừng thông Măng Đen

 

Khu du lịch Biển Hồ

Biển hồ Tơ Nưng hay còn gọi T’Nung hoặc Tơ Nueng. Có hình bầu dục, diện tích 230ha, độ sâu trung bình từ 16m – 19m, chỗ sâu nhất có thể 40m. Là nơi cung cấp nước ngọt cho thành phố Pleiku quanh năm không cạn nước. Điểm du lịch này có hai hàng thông rất đẹp trãi hai bên con đường bộ 400m dẫn đến tượng đài mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát. Giá vé vào cổng 10.000đ phía trước có bãi đỗ xe du lịch thoải mái

 

Trekking K50

 

Gợi ý du lịch

Nếu bạn có muốn du lịch tại Gia Lai thì bạn nên đi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đẹp nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Mùa hoa muồng vàng, hoa dã quỳ tháng 11, mùa cỏ hồng tháng 11, mùa cỏ lồng vực, cỏ lau, hoa anh đào tháng 1.

Mùa của những con thác hùng vĩ, như thác Phú Cường, thác K50 1 ngày hoặc cắm trại tại K50, tham quan Kon Tum – Măng Đen trong ngày. Tour Gia Lai – Kon Tum 2 ngày hoặc 3 ngày đều rất rẻ cho bạn lựa chọn khi mua tour theo đoàn hoặc đi du lịch Gia Lai tự túc nhé

 

Thác K40

 

Ẩm thực đặc trưng Gia Lai

Món nổi tiếng nhất vẫn là gà nướng + cơm lam + muối é, món gỏi lá Gia Lai, nếu bạn có thể ít biết đến món bún cua thối Gia Lai gây nghiện tại chợ nhỏ Pleiku, món phở hai tô (bát) Gia Lai, món cà sóc cay xé lưỡi ứa nước mắt và món cà đắng là mì của người J’Rai nữa. Hãy khám phá Tây Nguyên huyền thoại và tìm hiểu ý nghĩa các địa danh Tây Nguyên nhé.

Câu Hỏi Thường Gặp